Thuế Giá trị gia tăng cho Phòng khám nha khoa

- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế:
- Căn cứ điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
- Căn cứ điều 4 thông tư số  209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Khoản 9 quy định:

“Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.

+ Tại Khoản 24 quy định:

“Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật”.
- Căn cứ thông báo số 123/TB-TCT ngày 10/4/2015 của Tổng cục Thuế về kết quả Hội nghị tập huấn và giải đáp một số nội dung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn.
- Theo Công văn 804/CT-TTHT: HƯỚNG DẪN THUẾ GTGT DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM RĂNG

Thuế Giá trị gia tăng cho Phòng khám nha khoa

Thuế suất, thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ  phòng khám nha khoa được chia làm 02 loại
- Nếu Phòng khám nha khoa, răng hàm mặt cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng như:  khám răng, nhổ răng,nội nha,  chữa viêm nướu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Đối với hoá đơn đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được kê khai, khấu trừ.    
- Nếu Phòng khám cung ứng dịch vụ thẩm mĩ răng miệng: tẩy trắng răng, chỉnh nha, niềng răng, gắn đá thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10% số thuế giá trị đầu vào sử dụng cho dịch.
- Nếu phòng khám sử dụng cả 02 dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế thì phải hạch toán riêng thuế GTGT cho từng dịch vụ. Nếu có hoá đơn đầu vào sử dụng chung thì ta phải phân bổ theo doanh thu.

Lưu ý: Thuế suất GTGT không chịu thuế và 0% là khác nhau, khi viết hoá đơn nếu không chịu thuế thì phần thuế GTGT ta có thể sử dụng dấu: "/" hoặc "-"

BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN
Hãy để chúng tôi quản trị, vận hành và bảo trì phần mềm nha khoa cho bạn. Đăng ký tư vấn, nhận báo giá
@ Copyright 2018 bambu.net.vn. Thiết kế phát triển bởi Bambu®