Tuỳ theo cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám nha khoa mà Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt cho các Phòng khám nha khoa thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác nhau.
Thông thường, căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 01 VBHN – BYT ngày 26 tháng 2 năm 2016 Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
- Thực hiện điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm quanh răng, điều trị nội khoa.
- Thực hiện các tiểu phẫu đơn giản như: sửa sẹo, răng miệng, tiểu phẫu các vết thương nhỏ 02 cm.
- Nắn sai khớp hàm;
- Điều trị laser bề mặt;
- Chữa các bệnh viêm quanh răng;
- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
- Làm răng, hàm giả;
- Chỉnh hình răng miệng;
- Chữa răng và điều trị nội nha;
- Tiểu phẫu thuật răng miệng;
- Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật. Riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp
Lưu ý: Mặc dù đã được cấp chứng chỉ về răng hàm mặt, nhưng trong trường hợp thực hiện thủ thuật cấy ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc đang mang một số bệnh lý liên quan tới nội khoa, gây ảnh hưởng tới chất lượng cắm răng thì các phòng khám không nên thực hiện. Chỉ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khi có đủ năng lực thực hành và phòng khám phải đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng được việc khám, điều trị bệnh.
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.