Phòng tránh và điều trị tụt lợi hở chân răng

Tụt lợi là bệnh thường gặp, gây mất thẩm mỹ và là nguyên nhân khiến răng nhạy cảm, ê buốt. Bệnh có thể gây chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân do tụt lợi

- Vệ sinh răng miệng kém:
- Chải răng sai cách: Chải răng không đúng kỹ thuật gây mòn lợi.
- Dùng bản chải cứng
- Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm
- Sang chấn khớp cắn
- Do viêm quanh răng

Phòng tránh và điều trị tụt lợi chân răng


Triệu chứng của tụt lợi

- Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng tăm,chỉ nha khoa
- Nướu sưng, đỏ, đau
- Lộ chân răng
- Hơi thở có mùi hôi

Hậu quả khi bị tụt lợi

- Làm mất men răng và cement chân răng
- Chảy máu, sung lợi
- Hở kẽ răng
- Sâu chân răng: Lợi tụt làm lộ bề mặt chân răng ra nên dễ bị sâu.
- Lộ ngà răng: gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh 
- Làm giảm thẩm mỹ. răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn ở kẽ răng
- Mòn chân răng
- Tụt lợi nếu để lâu ngày không điều trị sẽ làm cho các tổ chức xung quanh răng bị lỏng lẻo, răng bị tổn thương dẫn đến tiêu xương ổ răng và có thể gây mất răng.

Phòng tránh và điều trị tụt lợi chân răng


Phòng tránh và điều trị

- Không ăn nhiều đồ ngọt
- Không dùng tăm xỉa
- Chải răng sau các bữa ăn để đề phòng sâu chân răng.
- Sử dụng bàn chải có độ cứng vừa phải và phải chải răng đúng cách
- Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng
- Dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidin, Sodium fluorid, Potassium nitrat có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần
- Lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sỹ
- Chân răng bị mòn lộ ngà răng nên sử dụng các thuốc chải răng giảm ê buốt hoặc ngậm gel fluor
- Hàn chân răng nếu bị sâu chân răng
- Nếu bị quá nặng ta phải xử lý điều trị bằng phẫu thuật ghép mô
 

BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN
Hãy để chúng tôi quản trị, vận hành và bảo trì phần mềm nha khoa cho bạn. Đăng ký tư vấn, nhận báo giá
@ Copyright 2018 bambu.net.vn. Thiết kế phát triển bởi Bambu®